Bầu là một loại thực phẩm rất quen thuộc trong mỗi bữa ăn của chúng ta, bầu có thể dùng để xào, nấu canh, luộc,…và rất có lợi cho sức khỏe. Nhưng để ăn được những trái bầu “sạch” thì chúng ta phải tự trồng.
Hôm nay Heo Bông sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng bầu tại nhà nhiều trái mà ai cũng làm được nha!
CÁCH TRỘN ĐẤT TRỒNG BẦU
– Đối với đất trồng cũ: bổ sung thêm 0,5kg phân trùn quế tươi viên nén/ khay. Đảo đều đất với vôi bột và phơi nắng khoảng 10 ngày.
– Đối với đất mới: trộn theo tỉ lệ 70% đất sạch nông trường, 30% phân trùn quế tươi viên nén, tricoderma.
Lưu ý: Heo Bông khuyên dùng đất sạch nông trường (đã trộn sẵn trấu hun và vỏ trấu) + trộn thêm phân trùn quế nên đất tơi xốp và có độ pH trung bình 6-7. Đây là hỗn hợp rất tốt để trồng rau sạch nói chung và cây bầu nói riêng.
CÁCH ƯƠM HẠT GIỐNG BẦU
– Ngâm hạt vào nước ấm theo tỉ lệ (2 sôi, 3 lạnh) khoảng 4h-6h.
– Vớt hạt ra rửa sạch và cho vào viên nén xơ dừa. Để nơi kín đáo, thoáng mát, 3 đến 5 ngày là hạt nãy mầm.
– Khi cây con được 2 lá thật (khoảng 7-10 ngày) thì chuyển ra chậu trồng.
– Nếu để nơi tối thì cây con sẽ phát triển nhanh hơn.
CHĂM SÓC & THU HOẠCH CÂY BẦU
– Sau khi cây lên 2-5 lá thật thì có thể đem cây ra trồng.
– Sau khoảng 20-30 ngày, bón gốc bằng phân trùn quế viên nén.
– Bầu là loại cây cần nhiều nước, do đó chúng ta cần tưới thường xuyên: 2 lần mỗi ngày (sáng, tối) cho đủ ẩm.
– Khi bầu dài khoảng 1m thì ta bón thêm đất vào gốc, cao khoảng 1 đốt để cho bầu ra rễ, nhằm tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi trái sau này.
– Khi bầu bắt đầu cho trái thì tăng lượng nước lên 3 lần/ ngày kèm.
– Bón gốc cho cây bằng trùn quế tươi viên nén.
– Tỉa bỏ các dây nhánh từ gốc lên đến giàn để gốc được thoáng. Tuy nhiên, khi bầu lên giàn thì không nên tỉa để dây nhánh cho quả. Khi bầu bò lên giàn, không nên tỉa để dây nhánh cho trái. Khi bầu đã đậu được trái trên nhánh thì chúng ta bấm ngọn để trái phát triển và bầu tiếp tục cho trái ở các dây nhánh khác.
– Thu hoạch: khi bầu được 70-90 ngày tuổi thì bắt đầu thu hoạch. Nếu chăm sóc tốt thì chúng có thể thu hoạch bầu từ 1-2 tháng.
CÁCH PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO CÂY BẦU
1. Bệnh phấn trắng ở bầu bí
Tác nhân gây bệnh: do nấm Erysiphe cichoracearum De Cadolle gây ra.
Triệu chứng, tác hại:
– Triệu chứng ban đầu là trên lá xuất hiện những đám nhỏ màu xanh, sau đó từ từ chuyển sang vàng, các điểm này được bao phủ bởi một lớp phấn trắng xám nhìn như bột phấn; dần dần vết bệnh bao trùm cả phiến lá
– Lá nhiễm bệnh nặng chuyển dần từ màu xanh sang vàng rồi khô cháy, dễ rụng. Bệnh sẽ nhanh chóng lan từ lá ra cành, hoa, quả làm hoa khô và chết, quả kém phẩm chất.
Gợi ý thuốc BVTV phòng trừ bệnh phấn trắng ở bầu bí: Bactecide 60WP, MAP Green 6SL, Zoom 50SC.
2. Nhện đỏ hại bầu bí
– Nhện đỏ Nhện đỏ tên khoa học là Tetranychus sp, có kích thước rất nhỏ nên bà con cần quan sát thật kỹ mới có thể phát hiện ra chúng
– Nhện trưởng thành có hình bầu dục, kích thước cơ thể khoảng 0.4mm (nhỏ cỡ bằng đầu kim). Mỗi nhện cái có khả năng đẻ 70 trứng. Vòng đời của một thế hệ nhện từ 20-40 ngày
Triệu chứng, tác hại
Nhện thường sống ở mặt dưới của lá và chích hút nhựa. Tại các vị trí có nhện xuất hiện sẽ dễ dàng quan sát thấy một lớp tơ rất mỏng, trên các sợi tơ đó có chứa trứng nhện. Mật độ nhện tăng rất nhanh và khi mật độ lớn, các lá bị nhện tấn công sẽ bị vàng, khô, sinh trưởng kém. Ngoài hại lá, nhện còn làm cho quả bị sần sùi, kích thước nhỏ
Gợi ý thuốc BVTV phòng trừ bệnh: Limater 7.5EC, Silsau 1.8EC, Agilatus 1EC, Agiaza 0.03EC, Director 70EC
3. Bệnh sương mai ở bầu bí: Tác nhân gây bệnh: bệnh sương mai ở bầu bí gây ra do nấm Peronospora parasitica
Triệu chứng, tác hại
– Sương mai xuất hiện chủ yếu ở mặt dưới của lá, đôi khi mặt trên lá không hề có triệu chứng gì của bệnh nhưng khi lật lá lên, vết bệnh đã lan rộng. Do đó, nếu không thăm đồng kỹ sẽ rất khó để phát hiện và phòng trừ bệnh sương mai
– Trên các vết bệnh sương mai có xuất hiện lớp phấn mịn màu trắng xám; bệnh nặng lá bị biến dạng, dễ rách. Mặt trên của lá nơi có vết bệnh có thể xuất hiện các chấm nhỏ màu càng, nâu, hình đa giác hoặc bất định
Gợi ý thuốc BVTV phòng trừ bệnh: Daconil 500SC, Genol 1.2SL, Antracol 70WP, Kasugacin 3SL, Treppach Bul 607SL
4. Bệnh nứt dây chảy nhựa cho bầu bí: Tác nhân gây bệnh: do nấm: Mycosphaerella melonis gây ra
Triệu chứng, tác hại
– Bệnh xuất hiện trên cả cây con lẫn cây trưởng thành, gây hại cho tất cả các bộ phận từ thân lá đến quả của cây
– Mùa mưa là thời điểm phát sinh bệnh mạnh nhất. Nếu không kịp thời phát hiện bệnh trở nên nghiêm trọng rất nhanh và gây chết dây hàng loạt
– Biểu hiện đầu tiên của bệnh là trên mép lá xuất hiện vết bệnh màu nâu, hình chữ V ngược; vết bệnh lớn lan dần ra, có thể chiếm 1/3 diện tích lá. Trên vết bệnh có nhiều đốm đen li ti
– Trên thân, vết bệnh là những vết màu nâu, sũng nước. Bệnh nặng gây nứt đoạn thân, mủ chảy ra, thân cây bị thắt lại tại vết bệnh
– Trên quả vết bệnh là những đốm đen sũng nước. Các vết này dần chuyển sang màu nâu đen và gây nứt tại vị trí bệnh
Gợi ý thuốc BVTV phòng trừ bệnh : copper 77, Acody 35wp…
5. Bệnh thán thư trên bầu bí: Tác nhân: bệnh gây ra bởi nấm nấm Colletotrichum lagenarium
Triệu chứng, tác hại
– Bệnh phát sinh mạnh vào các tháng nóng ẩm, mưa nhiều
– Biểu hiện ban đầu trên lá xuất hiện những đốm tròn màu vàng nhạt. Các vết này to dần thành những vòng tròn đồng tâm, viền màu nâu sẫm; khi vết bệnh khô đi, lá tại bị trí bệnh bị rách vỡ
– Trên quả, biểu hiện bệnh là các vết tròn, lõm vào vỏ; các vết có màu nâu đen, giữa vết bệnh nứt ra và sinh ra lớp phấn màu hồng.
Gợi ý thuốc BVTV phòng trừ bệnh: Manozeb 80WP, Carbenda Supper 50SC, Aviso 350SC