Cà tím là một món ăn cực kì nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách trồng sao cho nhiều trái!

Hôm nay Heo Bông sẽ hướng dẫn cho bạn cách trồng cà tím trong chậu cực kỳ nhiều trái nha!

CÁCH ƯƠM HẠT CÀ TÍM

+ Ngâm hạt cà tím vào nước ấm theo tỉ lệ (2 sôi, 3 lạnh) khoảng 4-6h.

+ Vớt hạt rửa sạch sao đó cho vào viên nén sơ dừa. Ủ tối 2-3 này thì hạt nảy mầm. 

+ Khi cây con được 3-4 lá thật thì đem vào chậu trồng đã chuẩn bị sẵn.

CÁCH XỬ LÝ ĐẤT TRỒNG CÀ TÍM

+ Đối với đất trồng cũ: bổ sung thêm thêm 0.5 kg phân trùn quế tươi viên nén/ 1 khay trồng thông minh, đảo đều đất với vôi bột và phơi nắng khoảng 5-7 ngày.

+ Đối với đất mới: trộn theo tỉ lệ 50% đất, 20% xơ dừa đã xử lý, trấu hun, 30% phân trùn quế tư   ơi viên nén, tricoderma.

Lưu ý: cây cà tím phát triển rất mạnh mẽ, nên cần nhiều đất và dinh dưỡng nên bạn cần chuẩn bị chậu trồng có kích thước lớn. Tối thiểu trồng 1 cây cà tím trong chậu trồng thông minh kích thước 65cmx45cmx17cm.

Xem thêm Cách xử lý đất trồng rau, củ, quả tại nhà!

CÁCH CHĂM SÓC CÀ TÍM ĐẬU NHIỀU TRÁI

Giai đoạn cây con:

+ Khi trồng cây con trong chậu 1tuần: bón gốc bằng một nắm tay trùn quế tươi viên nén kết hợp tưới nước để phân có thể tan từ từ cho cây hấp thụ.

+ Từ giai đoạn cây con đến 25-28 ngày tuổi, mỗi cây cà tím cần khoảng 10 lít nước để có thể phát triển tốt nhất.

+ Tưới gốc bằng Rynan Chitosan L500 chiết xuất từ vỏ tôm, duy trì 5 ngày tưới 1 lần cho đến khi cây ra hoa & đậu trái.

Giai đoạn ra hoa, đậu quả:

+ Sau 50-60 ngày tuổi thì ra hoa & đậu trái.

+ Giai đoạn này cây cần nhiều nước và dinh dưỡng nên ta phải bón thêm trùn quế tươi viên nén và kết hợp tưới Rynan Chitosan L500 (3 ngày một lần) để cây đủ dưỡng chất để ra hoa và đậu quả.

+ Sau 60-65 ngày (tuỳ điều kiện chăm sóc) thì ta sẽ thu được lứa cà tím đầu tiên.

+ Tiếp tục duy trì chăm sóc cà tím như hướng dẫn ở trên thì cả gia đình sẽ được ăn cà tím xanh sạch quanh năm nha!

Lưu ý: bạn nên chọn 1 quả cà tím to, đều và không sâu bệnh để làm hạt giống cho vụ tiếp theo.

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CÀ TÍM

Cà tím là loại cây dễ trồng, tuy nhiên cũng thường bị tấn công bởi các loài côn trùng gây hại như: bọ cánh viền (thrips), ruồi trắng (whitefly), rệp cây (Aphid), rầy xanh đuôi đen (green leafhoppers), ve nhện (spider mite), bọ cánh cứng (beetle), sâu bướm (caterpillar), sâu đục trái cà tím (fruit and shoot borer – Leucinodes orbonalis), rệp sáp (mealubug).

Bệnh héo xanh ở cà tím

Bệnh héo xanh (bacterial wilt):

+ Bệnh do vi khuẩn gây ra, lá mất màu nhẵn bóng, tái xanh, cụp xuống, ở giai đoạn cây con thì héo toàn cây, cây trưởng thành triệu chứng thường thể hiện ở lá ngọn trước, cũng có thể héo từng nhánh sau đó héo toàn cây và sau đó chết.

+ Phòng ngừa: xử lý đất trồng kỹ càng bằng vôi bột để loại bỏ các ấu trùng gây bệnh, khay chậu trồng phải thoát nước tốt.

Bệnh đốm nâu ở cà tím

Bệnh đốm nâu (phomopsis blight):

+ Xuất hiện giai đoạn cây trưởng thành. Mầm bệnh xâm nhập vào biểu bì lá tạo thành các hình dạng không cố định và lan rộng.

+ Phòng ngừa: Phun Bendazol 50 WP, Topsin M 700 WP.

Bệnh khảm virus ở cà tím

Bệnh khảm virus

Do virus gây ra nên phải có các côn trùng làm môi giới truyền bệnh như rệp (Aphid), bọ phấn trắng (Bemisia tabaci),…

+ Cây bị bệnh thường có biểu hiện: ngọn xoăn vàng, nhăn nheo, màu vàng xen kẽ, lá nhỏ dị hình, làm cho lá và ngoạn xoăn lại.

+ Giai đoạn đầu thì cây còi cọc, không phát triển và không ra trái.

+ Nếu cây bị bệnh giai đoạn sau thì sinh trưởng kém, trái nhỏ và khô nước, ngoại hìng không bắt mắt.

+ Phòng ngừa: vì bệnh do virus gây ra nên chưa có thuốc phòng trị triệt để. Để hạn chế bệnh khảm virus thì xử lý đất trồng kỹ càng trước khi trồng, khay chậu trồng phải thoát nước tốt. Nhổ bỏ những cây bị bệnh càng sớm càng tốt để tránh lây lan.

Heo Bông mến chúc các bạn có một mùa vụ bội thu!

Gọi ngay Heo Bông qua hotline 0973.097.896 hoặc kênh Chat “góc phải màn hình” để mua TRÙN QUẾ TƯƠI viên nén và được hỗ trợ kỹ thuật nhanh nhất nhé!

Rate this post

Để lại một bình luận