Chia sẽ cách trồng dưa lưới đậu nhiều trái
XỬ LÝ ĐẤT TRỒNG DƯA LƯỚI
– Đối với đất trồng cũ: Đảo đều đất với vôi bột và phơi nắng khoảng 10 ngày.
– Đối với đất mới: trộn theo tỉ lệ 50% đất, 20% xơ dừa đã xử lý, trấu hun, 30% phân (phân bò đã xử lý, phân trùn quế, phân dơi, phân nở,…), vỏ trứng, tricoderma.
ƯƠM CÂY DƯA LƯỚI
– Ngâm hạt vào nước ấm theo tỉ lệ (2 sôi, 3 lạnh) khoảng 4h.
– Ủ hạt vào khăn ẩm rồi cho vào hộp đậy kín, để chỗ mát từ 1-2 ngày thì hạt sẽ nảy mầm.
– Ươm hạt nảy mầm vào bầu ươm.
– Khi cây con được 2 lá thật (khoảng 7-10 ngày) thì chuyển ra chậu trồng.
CHĂM SÓC DƯA LƯỚI
1. Cây con
– Cây 3-4 lá phun ngừa sâu bệnh (trĩ, nhện đỏ, rệp sáp,…) chú ý quan sát bọ dưa ăn lá.
– Tưới đạm cá, phân dơi, trứng sữa luân phiên 5 ngày/lần.
– Cắt bỏ hết các nhánh từ gốc đến lá thứ 9.
– Giữ lại các nhánh từ lá thứ 10 trở lên để thụ phấn.
2. Trước khi thụ phấn
– Khi cây 8 lá thì phun ngừa sâu bệnh và nấm bệnh trước khi thụ phấn.
– Tưới (phun) rong biển, dịch chuối, trứng sữa humic luân phiên 3 ngày/lần.
3. Thụ phấn
– Tiến hành thụ phấn ở các nhánh từ 10-15 để dưa đạt chất lượng ngon nhất.
– Trong giai đoạn thụ phấn thì không phun các loại phân thuốc.
– Sau thụ phấn 3-5 ngày thì tiến hành lựa quả, chọn quả phình to, tròn đẹp giữ lại, cắt bỏ những quả còn lại.
– Ngắt ngọn nhánh có quả, để 2 lá trên nhánh.
– Phun phòng nấm bệnh.
4. Nuôi quả
– Giai đoạn từ 5-20 ngày sau thụ, quả sẽ lớn nhanh nên tiến hành tăng lượng phân bón (đạm cá, phân dơi, chuối, trứng sữa…) luân phiên 2 ngày/lần.
– Bổ sung thêm mỗi cây một nắm phân nở.
– Tăng cường thêm canxi cho cây bằng cách tưới nước vôi trong.
– Khi cây được 25 – 30 lá thì ngắt ngọn để cây tập trung nuôi quả.
– Khi trái được 20 ngày sau thụ thì giảm lượng đạm cá, tăng lượng phân chuối, rong biển, trứng sữa humic,… để tạo ngọt.
– Cắt tỉa bớt các lá già dưới gốc cây cho thông thoáng, hạn chế nấm bệnh.
– Ngưng phân thuốc 7-10 ngày trước khi thu hoạch.
CÁCH PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO DƯA LƯỚI
1. Phòng, trị nấm bệnh
– Phun phòng bệnh bằng vi sinh Emnia P định kỳ tuần/lần, phun đều gốc, mặt đất, 2 mặt lá. Nếu có bệnh thì tăng nồng độ lên và phun 2-3 lần cách 3 ngày.
– Tưới tricoderma 1tuần/lần
– Tưới (phun) nước vôi trong để hạn chế nấm bệnh
* Không tưới (phun) nước vôi chung với tricoderma. Sử dụng hai loại cách nhau 7-10 ngày.
2. Phòng, trị sâu bệnh
– Phun phòng sâu bệnh (trĩ, nhện đỏ, rệp sáp…) bằng tinh dầu neem, các chế phẩm vi sinh như Emi BT, Emi oil….
+ Phun phòng 7-10 ngày/lần.
+ Phun trị bệnh: phun 2 ngày liên tục, phun lặp lại sau 3-5 ngày.
– Bọc quả ngay khi vừa thụ phấn để tránh ruồi vàng chích quả. Treo bẫy ruồi vàng (thuốc dẫn dụ ruồi vàng Vizubon) cách xa vườn để thu hút ruồi vào bẫy.
Chúc các bạn vụ mùa bội thu!
Nguồn: FB Ngọc Ánh