Trồng dưa leo theo 9 bước này bảo đảm cho nhiều trái

Chào các bạn, dưa leo là một loại cây trồng  phổ biến và được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày ở mỗi gia đình của chúng ta. Hôm nay Heo Bông sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng dưa leo dễ chăm sóc và cho nhiều trái nha!

1. Nên trồng dưa leo khi nào?

  • Dưa leo có thời gian sinh trưởng ngắn (35 – 45 ngày), có thể trồng quanh năm.
  • Miền Bắc: giữa tháng 2 – giữa tháng 4 hoặc tháng 9 – tháng 10.
  • Miền Nam: thời điểm dưa leo có thể phát triển tốt nhất là từ tháng 5 – tháng 7 hoặc tháng 11 – tháng 3 năm sau.

2. Cách chọn hạt giống dưa leo?

  • Trên thị trường có nhiều thương hiệu hạt giống dưa leo, bạn nên ra cửa hàng uy tín và mua hạt giống dưa leo F1 để đạt năng suất nhất.
  • Các thương hiệu hạt giống uy tín hiện nay như: Hai Mũi Tên Đỏ, Phú Nông, Trang Nông, Thuận Điền,…

Hạt giống dưa leo chất lượng

3. Cách ươm hạt giống dưa leo

Bước 1: Trộn đất ươm hạ: 2 phần đất + 1 phần phân hữu cơ oai mục + 1 phần cát hoặc trấu hun.

Bước 2: Ươm hạt

  • Hạt giống dưa leo ngâm với nước ấm 30 phút (2 sôi 3 lạnh), hoặc 4h với nước thường.
  • Rửa sạch, cho vào khay ươm, sâu gấp 2 lần kích thước hạt.
  • Tưới nước đủ ẩm, ủ trong tối 1-2 ngày.
  • Khi cây được 2-3 lá thật thì đem ra chậu trồng.

4. Chuẩn bị đất trồng dưa leo

  • Để cây trồng được phát triển tốt, bạn cần chọn lựa kỹ đất trồng được đã được xử lý.
  • Qua kinh nghiệm trồng dưa leo thực thế, Heo Bông khuyến nghị trồng bằng Đất sạch nông trường vì nó có độ dinh dưỡng cao và tơi xốp.
  • Trộn đất: đất trộn theo tỉ lệ 50% đất, 30% phân trùn quếtươi viên nén, 20% giá thể khác (vỏ trứng, tro trấu, xơ dừa) và tricoderma.
  • Lưu ý: không nên trồng liền trên đất mới, chúng ta nên bón 1 lớp vôi bột trên bề mặt đất (1 nắm nhỏ cho khay đất 65cmx45cmx17cm) sau đó phơi ải 5-7 ngày rồi tiến hành trồng.

Khay trồng rau thông minh

5. Chuẩn bị chậu trồng dưa leo

  • Dưa leo (dưa chuột) là giống cây có bộ rễ phát triển rất khoẻ, nên cần nhiều đất để cây có thể phát triển tốt nhất.
  • Bạn có thể trồng dưa leo ằng thùng xốp có khoét lỗ thoát nước hoặc khay đất thông minh (kích thước 65cmx45cmx17cm).

6. Trồng cây dưa leo con

  • Tạo 1 hố sâu, đặt cây con (đã được 2-3 lá thật) vào hố và lắp đất xung quanh gốc cây con. Để cây con phát triển thì phải đủ ẩm, bạn bên phủ xung quanh gốc bằng rơm, rạ, cỏ khô, vỏ đậu (lạc), vỏ trứng,…
  • Thời điểm tốt nhất để trồng cây con là vào buổi chiều.
  • Sau 2-3 ngày là cây có thể hồi phục và phát triển.

7. Kỹ thuật chăm sóc dưa leo ai cũng làm được

  • Dưa leo (dưa chuột) là cây ưa sáng, cần ít nhất 5-7 tiếng mỗi ngày để cây có thể phát triển và đạt năng suất cao.
  • Đất trồng đã có sẵn 1 lượng dinh dưỡng nên giai đoạn (1-5 ngày đầu) không cần bón thêm, chỉ tưới nước giữ ẩm mỗi ngày 2 lần (sáng sớm, chiều tối).

    Bón phân trùn quế cho dưa leo

– Bón phân cây dưa leo:

  • Lần 1: Sau 5 ngày trồng thì ta tiến hành bón thúc cho cây bằng trùn quế tươi viên nén, 3 ngày sau có thể tưới phân bón gốc Rynan Chitosan L500 chiết xuất từ vỏ tôm, duy trì 5 ngày tưới 1 lần cho đến khi cây ra hoa.
  • Lần 2: Giai đoạn ra hoa, bạn cần bổ sung nhiều Kali và Canxi để cây ra nhiều hoa và đậu nhiều trái, nên chúng ta tưới Rynan Chitosan L500 định 3 ngày một lần để cây có đủ dinh dưỡng để nuôi cây, hoa và quả.
  • Lần 3: Sau khi thu hoạch lần 1 thì chúng ta nên bón thêm đạm cá hoặc phân trùn quế tươi viên nén để tiếp tục cung cấp dinh dưỡng nuôi quả.
  • Lưu ý: giai đoạn trưởng thành cây cần nhiều nước (1-2lít/cây/ngày) nên chúng ta phải tưới định kỳ 3 lần mỗi ngày (Sáng – Trưa – Chiều) để quả to, không bị đắng & đạt năng suất nhất.

Cách làm giàn trồng dưa leo

– Làm giàn trồng dưa leo: tuỳ điều kiện chăm sóc, cây dưa leo có thể leo giàn từ 15-20 ngày tuổi.

  • Bạn có thể làm giàn dưa leo thẳng đứng hoặc hình chữ X bằng tre, gỗ hoặc nhựa bọc sắt. Tuỳ vào khu vực bạn trồng có thể làm gian cao hay thấp. Chiều cao trung bình của giàn dưa leo từ 1,5 – 2,5m
  • Hoặc nếu bạn trồng dưa leo trên ban công, sân thượng thì có thể mua lưới nhựa và cố định 1 đầu vào tường nhà, 1 đầu đặt gần gốc dưa leo để dưa dễ dàng bò lên giàn.

– Tỉa lá & bấm ngọn, cắt chèo dưa leo:

  • Tỉa lá: có tác dụng giúp lá nhận được nhiều ánh sáng hơn để quang hợp và cây sẽ dồn dinh dưỡng nuôi quả tốt hơn. Lần 1 ta sẽ tỉa 2-3 lá thật gần gốc, để cây được thoáng gốc. Sau khi thu hoạch lần 1, thì ta sẽ tỉa những lá già, chỉ giữ lại khoảng 50% lá.Bấm ngọn:
  • Đối với giàn thẳng đứng (1,5-2m): bạn đếm lá thật từ dưới gốc lên đến lá thứ 12 thì ngắt ngọn (không tính 2 lá đã tỉa gần gốc) và cắt bỏ các nhánh chèo (nhánh phụ). Như vậy thì mình đã có 12 nách lá, tuỳ vào điều kiện chăm sóc thì chúng ta sẽ có trung bình 10-12 quả cho 1 gốc dưa leo rồi đó.
  • Đối với giàn chữ X (1,5-2m): bạn đếm lá thật từ dưới gốc lên đến lá thứ 8 hoặc 10 thì ngắt ngọn (không tính 2 lá đã tỉa gần gốc). Chọn các 2-4 chèo khoẻ mạnh và hướng về 2 bên để cho trái, tỉa bỏ cách nhánh chèo còn lại. Như vậy thì mình có tổng cộng 8-10 nách lá và 2-4 nhánh phụ, tuỳ vào điều kiện chăm sóc thì chúng ta sẽ có trung bình 10-12 quả cho 1 gốc dưa leo rồi đó.
  • Cách thụ phấn dưa leo

– Thụ phấn cho dưa leo:

  • Các giống dưa leo tự thụ phấn bạn không cần làm gì cả, chỉ cần cung cấp dinh dưỡng đầy đủ thì cây sẽ tự cho trái.
  • Đối với các giống dưa leo không tự thụ phấn: để tăng tỉ lệ đậu trái thì chúng ta nên thụ phấn dưa leo vào buổi sáng.

Xem thêm Cách thụ phấn dưa leo ai cũng làm được

8. Thu hoạch

  • Dưa leo được thu hoạch sau 7-10 ngày thụ phấn, tầm 35- 45 ngày sau trồng (tuỳ vào điều kiện chăm sóc và giống cây).
  • Sau khi thu hoạch lần 1 thì chúng ta nên bón thêm đạm cá hoặc phân trùn quế tươi viên nén để tiếp tục cung cấp dinh dưỡng nuôi quả cho những đợt trái tiếp theo.

9. Nguyên nhân & cách phòng trị một số bệnh cho dưa leo

– Bệnh thối gốc rễ: cây dưa leo sẽ xuất hiện các đốm nhỏ màu đen, sau đó lan dần ra cả gốc rễ sau khoảng 1 tuần thì cây sẽ héo rũ và chết.

Nguyên nhân: do một số loại nấm gây ra như nấm Fusarium solani f.s. phasceli, Rhizoctonia solani Kuhn,… thời điểm cây dễ bệnh nhất là thời điểm mưa nhiều, độ ẩm cao hoặc thời tiết thay đổi bất thường.

Cách phòng trị:

  • Xử lý đất kỹ trước khi trồng, có thể khử trùng bằng vôi bột và phơi ải 5-7 ngày trước khi trồng.
  • Dọn cỏ, tỉa lá quanh gốc sạch sẽ để cho gốc cây luôn thông thoáng.
  • Đục các lỗ dưới đáy chậu trồng để tránh cây ngập, úng nước. Heo Bông khuyến nghị trồng bằng khay đất thông minh thì có tấm lưới chắn thông thoáng và thoát nước tốt.

– Bệnh sương mai: trên lá xuất hiện các chấm nhỏ với đủ hình dạng, có thể không màu hoặc xanh rồi chuyển dần sang vàng hoặc nâu nhạt.

Nguyên nhân: do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra. Chúng tấn công tất cả các bộ phận cảu cây, đặt biệt lá dưa leo là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Cách phòng trị:

Khi các bạn phát hiện các đốm sương mai trên là bạn có thể phun bằng một số loại thuốc BVTV như: Genol 1.2SL, Antracol 70WP, Kasugacin 3SL hoặc một số chế phẩm sinh học đặc trị bệnh sương mai được bán tại các cửa hàng VTNN.

– Bệnh đốm trắng: trên lá xuất hiện những đốm nhỏ màu trắng sau đó lá chuyển sang màu vàng, khô đi và dễ rụng và lây lan sang các lá và các bộ phận khác.

Nguyên nhân: do nấm Erysiphe cichoarcearum gây ra.

Cách phòng trị: Để an toàn cho sức khoẻ, Heo Bông khuyến nghị các bạn sử dụng các chế phẩm sinh học để điệu trị bệnh đốm trắng như: BS02 tika, Fitosporin, Topaz,…

– Bệnh thán thư: đây là những đốm ngậm nước màu vàng sau đó lan ra và chuyển sang màu nâu đậm, làm cho cây suy yếu dần dần và chết đi.

Nguyên nhân: đây là một loại bệnh rất phổ biến ở cây dưa leo do nấm Colletotrichum orbiculare gây ra.
Cách phòng trị: Để an toàn cho sức khoẻ, Heo Bông khuyến nghị các bạn sử dụng các chế phẩm sinh học để điệu trị bệnh thán thư bằng các chế phẩm sinh học như: Chubeca 1.8SL, Kamsu 2SL, Melody duo 66.75WP,…

– Bệnh thối trái non: có dấu hiệu là quả non bị úng nước chuyển sang màu đen và thối nhũn. Ngoài ra chúng còn tấn công trên cả lá, thân hay hoa tuy nhiên quả là đối tượng chính vì có chứa lượng nước lớn.

Nguyên nhân: do nấm Choanephora cucurbitarum hay nấm Phytophthora sp gây ra.

Cách phòng trị: chậu trồng cần phải dọn cỏ sạch sẽ, thông thoáng & thoát nước tốt. Để an toàn cho sức khoẻ, Heo Bông khuyến nghị các bạn sử dụng các chế phẩm sinh học để điệu trị bệnh như: Aliette, Curzate, Manzate hoặc Ridomil lên cây 7 – 10 ngày một lần.

Heo Bông chúc các bạn có một mùa vụ thật bội thu nha!

5/5 - (10 bình chọn)

Trả lời